Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Những điều cấm kỵ khi bạn đang có mụn


Do thói quen, rất nhiều chị em thường xuyên có những hành động sau đây, tưởng là sẽ giúp ích cho việc trị mụn nhưng thực chất lại đang khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Có mụn mà thức khuya

Việc thức khuya có rất nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải nhận thức một điều rằng: "Sức khỏe là quan trọng nhất". 

Do đó, dù bất cứ lý do nào khiến bạn phải thức khuya, bạn cũng cần cân nhắc trong việc sắp xếp thời gian, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu kéo dài và là nguyên nhân gây ra mụn, dù chỉ sau một đêm.

Việc thức khuya sẽ khiến cho tuyến thượng tận tiết nhiều cortisol - đây là một chất gây nhờn cho da và rất dễ nổi mụn. Nếu bạn buộc phải thức khuya, hãy rứa mặt thật sạch trước khi đi ngủ, uống 2 cốc nước lọc để giảm nóng và 2 cốc sữa ấm nhằm giữ ẩm cho làn da.

2. Trang điểm quá dày

Việc trở nên đẹp trong mắt người khác là một nhu cầu chính đáng, tuy nhiên, đối với những chị em thông minh, việc trang điểm khi có mụn là một điều cấm kị. Hãy lùi một bước để tiến hai bước, đừng vì vẻ bề ngoài mà khiến mụn càng lan rộng.

Việc trang điểm có thể che bớt mụn nhưng lại khiến bịt kín các lỗ chân lông và khiến mụn nổi nhiều hơn. Đặc biệt khủng khiếp nếu bạn trang điểm mà tẩy trang không kĩ thì đừng hỏi tại sao mụn lại trở thành "bạn thân" của bạn.

3. Cố gắng nặn mụn

Việc nặn mụn đúng là giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng hơn tuy nhiên đa phần mụn sẽ trở nên nặng hơn do tay của chúng ta có quá nhiều vi khuẩn.

Đặc biệt, khi nặn những mụn chưa chín sẽ khiến cho mụn thay vì đi ra khỏi da sẽ chui sâu vào bên trong, gây viêm nhiểu hơn, nốt mụn to hơn và để lại nhiều sẹo thâm.

Để làm thông thoáng lỗ chân lông của mình bằng cách nặn mụn, các bạn nên đếm các trung tâm chăm sóc da để có những biện pháp hút nhân mụn tốt nhất.

4. Ăn đồ cay nóng và thực phẩm chứa iốt

Đồ cay nóng không tốt cho da, bởi đơn giản nó làm hại lá gan của bạn khiến cơ thể không thể đảo thải hết độc tố, nhất là ăn những đồ chứa dầu mỡ.

Mặt khác, việc ăn những thực phẩm có chứa iot như tôm, cua, nghêu, sò... sẽ khiến cho da của bạn không thể mịn màng và khó lành mụn hơn rất nhiều.

5. Đắp quá nhiều mặt nạ

Việc đắp mặt nạ vô tội vạ không khiến làn da trở nên mịn màng hơn mà thay vào đó sẽ khiến cho làn da trở nên nhiều mụn hơn.

Đơn giản bởi mụn là các vết thương hở, nếu bạn đắp các loại mặt dạ giàu dưỡng chất như dưa leo, hay trứng gà sẽ khiến cho những vi khuẩn trong mụn có được nguồn thức ăn dồi dào hơn, do đó càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Cách tốt nhất là luôn giữ cho da được sạch sẽ và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu là điều cần thiết lúc này.



10 nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da sớm


Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nicotine, uống quá nhiều rượu và lười tập thể dục … là những nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da sớm.

Cụ thể là thế nào? Bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé:
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc với tia cực tím gây hại cho làn da. Tiếp xúc quá nhiều với tia UVA và UVB làm tăng nhanh quá trình lão hóa của da. Tiếp xúc với tia cực tím đẩy nhanh quá trình sản xuất các gốc tự do trong da. Các gốc tự do gây hại tế bào da và ngăn chặn sự tái sinh của các tế bào da. Tiếp xúc với tia cực tím gây tăng sắc tố của da, da mất nước và xuất hiện sớm của đường nhăn và nếp nhăn.
10 nguyen nhan hang dau gay lao hoa da som
Tiếp xúc với nicotine
Nicotin trong thuốc lá làm mỏng các mạch máu. Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng quan trọng khác cho da. Da thiếu oxy và chất dinh dưỡng có xu hướng khô đi và phát triển nếp nhăn ở tuổi trẻ.
Căng thẳng
Căng thẳng cảm xúc quá mức dẫn đến sự gia tăng của các hormone như adrenaline và cortisol trong máu. Những hormone này làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng quan trọng cho làn da và cũng ngăn chặn sự tái tạo các thành phần mô liên kết như collagen và elastin - giúp làn da đàn hồi, căng tràn sức sống. Căng thẳng quá mức dẫn đến da mỏng và phát triển đường và nếp nhăn.
10 nguyen nhan hang dau gay lao hoa da som
Đường
Một chế độ ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân làm gia tăng lượng đường trong máu của chúng ta. Chế độ ăn này bao gồm các loại thực phẩm ngọt và cũng như các loại thực phẩm giàu đường đơn giản như bột mì, gạo thơm… Lượng đường trong máu sẽ liên kết với collagen trong da.
Lượng collagen này sẽ dễ bị phá vỡ và không thể tự lành. Collagen bị tổn thương dẫn đến nếp nhăn phát triển trên da. Một chế độ ăn uống có chỉ số glycemic thấp (một chế độ ăn giàu protein và chất xơ) giúp chữa lành các collagen bị hư hại và giúp phục hồi da.
Thiếu ngủ
Một giấc ngủ ngon từ 7 - 9 giờ là rất quan trọng để làn da có thể phục hồi từ những tổn thương gây ra do tiếp xúc với chất độc môi trường, tia UV và các tác nhân gây hại khác trong ngày.
Thiếu ngủ biểu hiện ở những quầng thâm quanh mắt, da xỉn và màu da không đồng đều. Ngược lại, một giấc ngủ ngon giúp da phục hồi và làm chậm quá trình lão hóa của da.
10 nguyen nhan hang dau gay lao hoa da som
Tiêu thụ rượu quá mức
Tiêu thụ rượu quá mức có thể dẫn đến sự giãn nở của các mạch máu trong da. Điều này khiến mặt đỏ bừng và những vết loang lổ trên da. Ngoài ra, uống rượu quá nhiều cũng dẫn đến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến lão hóa sớm của da và sớm xuất hiện các nếp nhăn trên da.
Không chăm sóc da
Điều này bao gồm một thói quen chăm sóc da cơ bản như làm sạch, dưỡng da và giữ ẩm. Bạn nên làm sạch da để ngăn các lỗ chân lông bị bít lại. Làm sạch da đặc biệt quan trọng trong thời gian ban đêm để loại bỏ tất cả các lớp trang điểm. 
Hãy thoa kem nền theo từng loại da; những người có làn da khô hoặc nhạy cảm không nên sử dụng nước hoa hồng trên da. Dưỡng ẩm rất quan trọng cho tất cả các loại da. Hãy chọn kem dưỡng ẩm tùy thuộc vào loại da của mình.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng một kem dưỡng ẩm, da sẽ khô lại. Da khô dễ bị tổn thương bởi các độc tố từ môi trường và lão hóa nhanh chóng hơn so với làn da ngậm nước.
10 nguyen nhan hang dau gay lao hoa da som
Lười tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Tập thể dục giúp cung cấp thêm oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho da. Trong thời gian tập thể dục, lượng endorphin tăng đột biến trong cơ thể. Hormone này sẽ đem lại cảm giác tốt giúp da phục hồi và tái sinh.
Tuy nhiên tập thể dục quá nhiều cũng có thể gây ra căng thẳng oxy hóa trong cơ thể. Tập thể dục vừa phải kết hợp với bài tập phục hồi tốt giúp làm chậm quá trình lão hóa của da.
Chế độ ăn uống không cần bằng
Chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể ảnh hưởng đến da và các cơ quan nội tạng khác của cơ thể. 
Các dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ sớm xuất hiện trên da như khô nẻ, tăng sắc tố da, phát ban da. Bạn nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì một làn da đẹp.
10 nguyen nhan hang dau gay lao hoa da som
Tiếp xúc với các yếu tố môi trường khắc nghiệt
Tiếp xúc với thời tiết cực lạnh có thể dẫn đến làn da khô nẻ. Da trông khô và có xu hướng phát ban. Tiếp xúc với nhiệt độ cực cao và thời tiết khô khắc nghiệt có thể làm da bị mất nước. Da mất nước có xu hướng dễ hình thành đường nhăn, nếp nhăn và nhanh lão hóa hơn.




Một số biện pháp điều trị rụng tóc


Có nhiều nguyên nhân có thể gây rụng tóc. Ở trẻ em, do suy dinh dưỡng, thiếu canxi, thiếu vitamin D... Ở người trưởng thành, nguyên nhân phức tạp hơn và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Khả năng tự mọc tóc lại một cách tự nhiên có thể gặp trong một số trường hợp, tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với hiệu quả ích lợi của điều trị. Những vị trí khác nhau của da đầu có thể đáp ứng với các phương pháp điều 
trị khác nhau.
* Vài phương pháp điều trị cơ bản chứng rụng tóc từng vùng như sau:
1. Tiêm corticosteroid trong vùng da rụng tóc. Tóc có thể mọc sau 4 - 6 tuần nếu đáp ứng tốt.
2. Uống thuốc corticosteroid.
3. Thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi da như dinitrochlorobenzene (DNCB), squaric acid dibutylester (SADBE) cho thấy kích thích mọc tóc 50 - 90% trường hợp trị liệu với phương pháp này.
4. Thuốc bôi da anthralin cũng có thể gây mọc tóc trở lại ở một số bệnh nhân và thường ở trẻ em khi bị chứng rụng tóc từng vùng hạn chế.
5. Trị liệu kéo dài bằng phương pháp chiếu tia PUVA có thể gây mọc tóc da đầu và các vùng khác khoảng 70% các trường hợp.
* Rụng tóc do nhiễm trùng da đầu, nấm... nên điều trị bằng kháng sinh, dùng dầu gội có tác dụng diệt nấm để bảo vệ da sạch sẽ.
* Tránh thói quen không tốt như vuốt tóc, xoắn tóc. Nên dùng lược chải răng thưa và chải nhẹ nhàng, không nên quá vội vàng dễ gây rụng tóc nhiều hơn. Nên sử dụng các loại dầu gội đầu thương hiệu uy tín và tập thói quen dùng dầu xả (conditioning) sau khi gội đầu để tóc luôn mượt mà, giúp chải đầu bớt rụng tóc nhiều.
Ngoài ra, nên chọn mũ bảo hiểm vừa kích cỡ, có lỗ thông hơi và cài dây đúng cách để đảm bảo an toàn khi va chạm nhưng không quá chật gây ảnh hưởng mái tóc của bạn. Nên giặt giũ mặt trong mũ để đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm trùng, nhiễm nấm da đầu.
* Ở trẻ em: rụng tóc do thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng... có thể cải thiện sau một thời gian điều trị bổ sung các vi chất và sinh tố, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.



6 vấn đề về da cần sớm được điều trị

Mụn đỏ cứng đầu, da ngứa ngáy lâu ngày, móng tay đổi màu... là một trong số những vấn đề về da nghiêm trọng mà bạn cần phát hiện sớm và đi khám da liễu để được điều trị.



6 vấn đề về da cần sớm được điều trị
Da ngứa và có các đốm đỏ
Trong một số trường hợp, các đốm đỏ phẳng, lan rộng và bề mặt có vảy hoặc khối u kèm theo ngứa trầm trọng có thể là dấu hiệu ung thư hạch của da. Nếu phát hiện da có dấu hiệu tương tự như vậy, bạn nên đi khám da liễu để được bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và hướng dẫn điều trị.
Mụn trứng cá khó chữa
Các đốm mụn đỏ dai dẳng có thể không đơn giản chỉ là mụn trứng cá bình thường mà là dấu hiệu của bệnh Rosacea - viêm trứng cá đỏ. Đây là bệnh lý khiến da trở nên đỏ ở vùng mũi, cằm, má, trán và rất khó để phân biệt với mụn trứng cá bình thường. 
Mặc dù chưa có cách điều trị bệnh Rosacea nhưng vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng các loại kem Rx như kem Ivermectin và thuốc kháng sinh đường uống như doxycycline.
Các đốm khô cứng đầu
Da xuất hiện các đốm vảy khô không mất đi dù bạn đã thoa kem dưỡng ẩm có thể là dấu hiệu của bệnh chàm (Eczema) hoặc bệnh vảy nến. Hai bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể khiến bạn mất tự tin. 
Bệnh chàm có thể được kiểm soát bằng thuốc antihistamines hoặc steroid đường uống, còn bệnh vảy nến có thể được điều trị bằng kem Vitamin D, Steroid bôi tại chỗ hoặc phương pháp điều trị bằng tia lazer, tia cực tím.
Móng tay không đều màu không phải do dung dịch tẩy móng
Móng tay màu trắng đục hoặc vàng có thể là dấu hiệu của nấm, trong khi móng màu xanh lục là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn trong hoặc xung quanh móng. Màu móng không đều còn có thể là do bệnh gan hoặc thận. Vì vậy, hãy đi khám da liễu ngay khi thấy móng tay có màu lạ trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Các đốm màu trên cơ thể
6 vấn đề về da cần sớm được điều trị
Nếu da vùng lưng và ngực có các đốm màu nâu nhạt khô và bong vảy, đó là thể là do lang ben hoặc nấm trên da do mò hôi. Bệnh này không truyền nhiễm, không gây đau đớn và có thể dùng các loại kem kháng nấm, kem dưỡng hoặc các loại thuốc kiểm soát nấm do bác sĩ da liễu chỉ định.
Đốm da có vảy
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nấm ngoài da, đặc trưng bởi các đốm tròn đỏ đóng vảy xung quanh và khoảng trống ở giữa gióng hình chiếc nhẫn. Bệnh nấm da này cũng có thể do mèo hoặc chó truyền qua cho người. Bệnh nấm da có thể được trị liệu bằngthuốc kháng sinh diệt nấmdo bác sĩ kê toa. Ngoài ra bạn cũng nên mang thú nuôi như chó con hoặc mèo con đến khám tại bác sĩ thú y để phòng bệnh .

Lý do tóc bạc sớm


Hút thuốc lá và căng thẳng
Những thói quen xấu như hút thuốc, căng thẳng kéo dài có thể tác động trực tiếp lên da và tóc. Chất nicotin từ trong thuốc lá và hàm lượng vitamin B12 thấp được cho là nguyên nhân biến đổi màu tóc. Ngoài ra, khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày, mái tóc cũng vì thế mà suy yếu và “ngả màu”.
Theo TS Karthik Krishnamurthy,  trung tâm y tế ở Montefiore (Mỹ), nên ăn các loại thực phẩm như gan và cà rốt vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào chống lại độc tố và quá trình lão hóa sớm trên tóc.
toc-bac-XAYZ-JPG-5424-1441171512.jpg
Ảnh: Pinterest.
Gen di truyền
Tóc bạc sớm phần lớn là do gen di truyền. Nang tóc chứa tế bào sắc tố, sản xuất melanin quyết định mái tóc của bạn màu sắc của bạn. Khi cơ thể bạn ngừng tạo ra melanin, tóc có biểu hiện như màu xám, trắng, bạc.
Ngoài ra, chất melanin cũng cung cấp độ ẩm, vì vậy khi nó ít đi, tóc trở nên dễ gãy rụng. Nếu bố mẹ hoặc ông bà bị bạc tóc sớm, có thể bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng này. Theo David Bank, Giám đốc Trung tâm Da liễu ở New York : "Không có nhiều cách thực sự hiệu quả để bạn can thiệp vấn đề di truyền này”.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng kém cũng được cho là có ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin, nhất là khi cơ thể nhận được quá ít protein, vitamin B12. Nên duy  trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng có thể giúp giữ cho mái tóc khỏe mạnh. Do đó, khi mái tóc bạc sớm, một phần cũng có thể là lời cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề.
Rối loạn tuyến yên, tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp là nguyên nhân hàng đầu khiến việc sản xuất hormone bị đình trệ khiến tóc bạc sớm. Biểu hiện cụ thể, khi tuyến giáp bị rối loạn, tóc cũng trở nên khô và dễ gãy, dễ chẻ ngọn hơn. Ngoài ra, tóc cũng sớm bạc nếu tuyến yên bị rối loạn chức năng với những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, huyết áp thấp, rụng tóc. Vì thế, khi mái tóc có triệu chứng như vậy, bạn nên tới bác sĩ để có được lời khuyên và cách chăm sóc, chữa trị tốt nhất thay vì tự uống thuốc từ bên ngoài.



Các biện pháp trị mụn hiệu quả


Trị mụn đơn giản nhất là dùng thuốc bôi hoặc uống, thời gian điều trị có thể kéo dài đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì.


cach-tri-mun-tham-hieu-qua-va-1611-3025-
Ảnh minh họa: Health.
Theo BS Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Trí Sài Gòn, mụn là một trong những tổn thương da thường thấy ở mặt do tuyến bã của da bị viêm hay nhiễm trùng. Tình trạng này hay gặp ở người trẻ tuổi.
Theo thống kê, mụn là một rối loạn da phổ biến nhất, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây lo lắng, khó chịu, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành (40 tuổi) ở cả nam và nữ. Có đến 85% người trẻ từ 12 - 24 tuổi bị mụn. Gần 35% phụ nữ và 20% đàn ông bị mụn  lứa tuổi 30. Khi đến 40 tuổi, 20% nam và nữ vẫn còn nổi mụn.
Mọi biện pháp trị mụn đều nhắm đến 3 mục đích: Đề phòng sẹo do mụn, cải thiện làn da, cố gắng kiểm soát mụn với thuốc bôi. Trong đó phương pháp tốt nht là dùng thuốc, có 2 dạng: Thuốc điều trị tại chỗ (bôi) và điều trị toàn thân (uống).
Thuốc điều trị mụn tại chỗ
Hiện nay có nhiều loại thuốc bôi điều trị mụn rất công hiệu. Tuy nhiên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thoa thuốc đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ một đến 3 tháng hay lâu hơn tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ.
Thuốc điều trị mụn toàn thân
Thuốc uống thường dùng trong trường hợp bị mụn nặng và khi thuốc bôi không có hiệu quả, đặc biệt là với mụn ở vùng ngực và vùng lưng. So với thuốc bôi, thuốc điều trị mụn toàn thân có hiệu quả nhanh hơn nhưng phải chú ý đến phản ứng phụ, dị ứng thuốc, nguy cơ có hại cho thai nhi ở phụ nữ mang thai, nữ giới trong độ tuổi có khả năng mang thai hay cho con bú.
Ngoài ra thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp bị mụn nặng. Dùng nội tiết tố (hormonal treatment) có thể là một lựa chọn trong trường hợp điều trị tại chỗ và toàn thân không có kết quả hay khi nguyên nhân gây mụn có liên quan đến nội tiết.
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị mụn tại Úc và Việt Nam, BS Phúc từng chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân bị mụn tự ý dùng thuốc không đã dẫn đến những tổn thương da nghiêm trọng. Do đó bác sĩ khuyên không tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc bôi khi không có chỉ định của bác sĩ Da liễu, đặc biệt không nên nghe theo lời đồn mà dùng các mỹ phẩm trị mụn trôi nổi chứa hóa chất rất nguy hiểm cho da.
BS Phúc khuyên bệnh nhân không nên tự nặn mụn vì có nguy cơ nhiễm trùng và để lại vết thâm, sẹo trên da. "Điều trị mụn cần sự kiên trì, hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt thì mới tìm được đúng nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp", ông nói.



Cách giúp người bệnh “đối phó” với vẩy nến


Ở người bị vẩy nến, hệ thống miễn dịch tấn công làn da, khiến các tế bào da phát triển với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với bình thường. Các lớp da này dày chồng lên, gây ngứa...

Thực tế hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân chưa được điều trị đúng cách và gặp khó khăn trong việc cải thiện vẩy nến.
Bệnh nhân vẩy nến ở Mỹ đang gặp phải khó khăn gì?
Bệnh vẩy nến khiến gần 8 triệu người Mỹ bị ngứa, bong tróc da, thậm chí là đau đớn. Một nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều bệnh nhân không được hướng dẫn hay giúp đỡ để cải thiện tình trạng bệnh.
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân bị vẩy nến
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân bị vẩy nến
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu từ cuộc khảo sát trên 5.600 người bị bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Các cuộc khảo sát đã được tiến hành bởi Tổ chức Vẩy nến quốc gia (Mỹ) từ năm 2003 đến năm 2011. Kết quả cho thấy, trên 50% người bị bệnh vẩy nến nhẹ và 30% người có bệnh vẩy nến nặng không nhận được sự can thiệp y tế. Và có những người chỉ được điều trị bằng các loại kem bôi để làm giảm nhẹ triệu chứng, chứ không phải là một phác đồ cụ thể.
Tại sao lại có thực trạng này? Nhiều người nói rằng, họ không có đủ tiền để chi trả cho các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Trong khi những người khác nói rằng, họ chịu quá nhiều tác dụng phụ của loại thuốc điều trị, nên không muốn sử dụng. Hơn 50% trong số những người bị bệnh vẩy nến và 45% người bị viêm khớp vẩy nến không hài lòng với việc điều trị hiện tại của họ.
Cách giúp người bệnh “đối mặt” với vẩy nến tại Việt Nam
Mặc dù hiện tại không có cách chữa dứt điểm bệnh vẩy nến, thậm chí các bệnh nhân ở Mỹ còn không hài lòng với những biện pháp điều trị hiện nay vì nếu sử dụng lâu dài sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ nặng nề. Điều đó như một bài toán chưa có lời giải ở Mỹ, còn ở Việt Nam, bài toán này đã được giải quyết 50%. 
Nếu như việc chữa khỏi là chưa thể vào lúc này, thì việc giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc là điều các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nghĩ tới và thực hiện rất hiệu quả.
Giải pháp của Việt Nam: Tận dụng nguồn dược liệu thiên nhiên để trị vẩy nến
Giải pháp của Việt Nam: Tận dụng nguồn dược liệu thiên nhiên để trị vẩy nến
Một lợi thế vượt trội khác mà những nước nhiệt đới có so với các nước ôn đới đó là nguồn thảo dược phong phú, vốn được dân gian lưu truyền, ứng dụng nhiều đời nay. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã lựa chọn được những dược liệu, tạo thành một loại kem bôi ngoài da cho hiệu quả trị vẩy nến rất an toàn. Đó là sản phẩm chứa những thành phần như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi và thành phần chính chitosan (được chiết xuất trong vỏ tôm, cua...), giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị vẩy nến, giúp giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Ưu điểm hàng đầu trong việc sử dụng các sản phẩm dược liệu từ thiên nhiên đó là an toàn với cơ thể, không gây tác dụng phụ giống như các loại thuốc tây. Đây là xu hướng giúp bệnh nhân ở Việt Nam “đối phó” với vẩy nến một cách hiệu quả.




Lột da tay - bệnh gì?


Lột da tay là triệu chứng thường gặp nhất vào mùa lạnh. Nó không chỉ sinh ra bởi tác động của ngoại cảnh mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý.

Dấu hiệu của lột da tay là bề mặt da tay bị bong tróc, kèm theo khó chịu, ngứa ngáy. Nếu bệnh xảy ra trong mùa lạnh thì đây là dấu hiệu cho thấy da bị mất nước do tác động của không khí khô lạnh, hoặc do tay ngâm nước quá nhiều khiến cho da trương trở, khi thoát ra khỏi môi trường nước, da co lại và bị bong tróc, lột da.
Hình minh họa.
Hình minh họa
Một số loại hóa chất có trong đồ gia dụng như chất tẩy rửa, bột giặt cũng khiến da tay bị ăn mòn và bong tróc. Ở trường hợp này, bạn cần bảo vệ da tay bằng găng tay khi sử dụng những sản phẩm chuyên dụng này.
Trong trường hợp lột da tay kèm theo mụn nước hay bội nhiễm có mủ thìcó thể đây là dấu hiệu bệnh lý củabệnh tổ đỉa, eczema… Lúc này, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời.
Dù ở trường hợp nào, điều cần thiết bạn nên làm là giữ cho da tay khô ráo, mang găng giữ ấm khi trời lạnh, hạn chế đụng nước hay tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.




Bệnh da vào mùa


Nếu không được chăm sóc tốt, trẻ có thể giảm mạnh sức đề kháng, dễ mắc thêm bệnh khác.
Nứt nẻ, chảy máu vì chàm
Khi bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng vừa đăng lên facebook (Hỏi bác sĩ nhi đồng) cảnh báo bệnh khô da mùa lạnh và dị ứng ở trẻ em thì hàng trăm bà mẹ liền vào than: “Bác ơi, con em bị nổi mụn sần sùi toàn thân; bác ơi, con em mặt bị nứt nẻ, chảy máu; bác ơi, da con em đóng vảy, bong tróc ghê quá; bác ơi, con em bị nổi mề đay không ngủ được”…
Chị Quỳnh Hương kể: “Bé gái của em 14 tháng tuổi. Lúc đầu, trên má trái của con chỉ lấm tấm vài nốt đỏ. Hai tuần nay, bé bị ngứa khắp người, da sần sùi, mặt ửng đỏ từng mảng. Bé khó chịu, cào đến tóe máu và quấy khóc liên tục. Em đưa con đi khám thì bác sĩ nói bé bị chàm sữa. Dùng hai loại thuốc bôi, bé đỡ ngứa. Sau đó, da đóng vảy, nứt nẻ”. Một bà mẹ khác than: “Con em mới bảy tháng, bị chàm hết cả mặt, bé khó chịu khóc suốt ngày và không chịu bú, mới chục ngày mà sụt cân gần 1kg, em lo quá”.
Benh da vao mua
Khi mắc bệnh, trẻ ngứa dữ dội, khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém - Ảnh minh họa
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là bệnh về da phổ biến nhất trong mùa lạnh. Nguyên nhân, thời tiết cuối năm nhiều thay đổi, ngày nóng, đêm lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm (viêm da cơ địa). Những người có da nhạy cảm, dị ứng thì bệnh lý này dễ khởi phát, kích ứng do thay đổi nhiệt của môi trường. Bệnh thường gặp ở trẻ từ bố n tháng đế n hai tuổi. Biểu hiện ban đầu là mặt hay một vùng da nào đó của trẻ xuất hiện những hồng ban, có mụn nước, đóng mày, vảy khô.
Khi mắc bệnh, trẻ ngứa dữ dội, khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém. Có những trẻ gãi đến tóe máu, còn trẻ nhỏ bị “khống chế” bằng bao tay không gãi được thì thường cọ mặt vào gối, võng cho đỡ ngứa. Càng cọ xát thì da càng dày và dễ làm mụn nước vỡ ra, tiết dịch, da nứt nẻ, chảy máu.
Nếu không chăm sóc, giữ vệ sinh da tốt và chữa trị kịp thời, chàm có thể làm da dễ bị bội nhiễm, có thể dẫn đến biến chứng nặng là nhiễm trùng huyết, khiến việc điều trị khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc gãi làm trầy xước hồng ban trên da sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.
Da vảy cá
Theo BS Huỳnh Minh Thẩm - khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 2, một bệnh lý thường gặp trong thời điểm cuối năm là da vảy cá. Đây là bệnh về da với biểu hiện rất đáng sợ, bởi lớp da mịn màng của trẻ bỗng dưng bị biến đổi màu sậm hơn, dày sừng, đóng thành từng mảng cứng, góc cạnh và nứt.
Thời tiết càng lạnh, bệnh da vảy cá càng diễn tiến nặng. Biểu hiện đầu tiên của da vảy cá là khô da ở mặt trước hai cẳng chân, có hình mạng lưới, dày sừng, sau đó lan sang các vùng da khác, thường gặp nhất là lưng. Khi bệnh tăng nặng, lớp da quá dày sẽ làm tắc các tuyến mồ hôi, mồ hôi bị ứ đọng gây khó chịu và lại làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Như trường hợp của bé Trần Anh T., bảy tuổi, ở P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TPHCM. Bé bị da vảy cá từ năm ba tuổi, cứ đến giáp tết là hai chân và lưng bé đóng vảy từng mảng dày. Bên cạnh đó, bé còn bị chàm và viêm mũi dị ứng.
Tuy da vảy cá không gây ngứa, nhưng do da quá khô nên có thể làm nứt, bong tróc lớp sừng và nếu không vệ sinh kỹ, vi trùng sẽ xâm nhập và gây những biến chứng nặng nề. Bệnh thường giảm bớt khi thời tiết ấm lên và hầu hết các trường hợp do bẩm sinh nên không thể phòng ngừa, chỉ có thể làm giảm nhẹ diễn tiến của bệnh bằng cách dưỡng ẩm cho da, tránh để khô da - điều kiện thuận lợi cho bệnh da vảy cá xuất hiện.
Mề đay
Một trong những chứng bệnh về da gây khó chịu, “ngứa như điên” và là nỗi ám ảnh của bà mẹ có con nhỏ là nổi mề đay. Có nhiều yếu tố liên quan đến mề đay mà phụ huynh rất khó để kiểm soát như: thời tiết, thức ăn, môi trường, thuốc Tây - Đông y…
Chị Lê Thu Hoa ở chung cư Ehome, Q. Bình Tân, TPHCM than: “Bé nhà mình 2,5 tuổi, nổi mề đay cả tháng nay, lúc đầu chỉ vài nốt nhỏ ở cổ, mặt, sau đó thành từng cục to. Nhiều đêm bé không thể nào ngủ được. Mình đã cho bé đi khám ở BS nhi, uống thuốc nhưng không bớt. BS khuyên tìm nguyên nhân, mình cố gắng theo dõi các loại thức ăn, thời tiết... nhưng vẫn bó tay. Hễ ngừng uống thuốc thì bé bị lại”.
BS Huỳnh Minh Thẩm cho biết, sai lầm thường gặp của cha mẹ khi chăm sóc con nhỏ bị bệnh về da là tự mua thuốc trị ngứa, trong đó hay gặp là dùng thuốc có chứa corticoid. Thuốc bôi chứa corticoid sử dụng vài lần đầu bệnh có thuyên giảm, đỡ ngứa, nhưng dùng lâu dài sẽ gây biến chứng teo da, sậm màu da và có thể gây nhiễm trùng.

Khi bị nổi mề đay, phụ huynh cần cho trẻ tránh gió, mặc ấm và hạn chế gãi, vì càng gãi, càng ngứa, khi nắng ấm lên, mề đay sẽ tự lặn. Đặc biệt, không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc Đông y, vì thuốc có thể gây dị ứng và ngộ độc, làm tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Theo các BS, để phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh về da, nhất là bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng, ngoài việc giữ ấm khi thời tiết thay đổi, phụ huynh cần chú ý đến thực phẩm bé dùng hàng ngày, để tìm ra nguyên nhân dị ứng.

Cần hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng như: hải sản, trứng, thực phẩm lên men… Đồng thời, tránh dùng dầu gội, sữa tắm có độ pH cao và không nhất thiết phải dùng sữa tắm, dầu gội mỗi ngày. Ngoài ra, nên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp cho bé nhằm phòng tránh da khô, da dễ bị kích ứng.



Mẹo phòng tránh viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh da phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn và những vùng da bị bệnh hình thành mụn hoặc nốt sưng đau do các nang lông bị tổn thương hoặc kích thích.

Tình trạng này thường xảy ra ở chân, cánh tay, lưng và mông. Dưới đây là những cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.
Không sử dụng kem dưỡng ẩm bừa bãi
Ngừng ngay việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nếu bạn bị viêm nang lông. Chúng có xu hướng bít lỗ chân lông và khiến cho tình trạng này nặng thêm. Thay vào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê cho bạn loại mỹ phẩm làm từ lô hội hoặc yến mạch để làm dịu da.
Mẹo phòng tránh viêm nang lông
Ảnh minh họa
Tránh tẩy hoặc cạo lông thường xuyên
Nếu bị viêm nang lông, hãy tránh cạo hoặc tẩy lông một thời gian cho đến khi tình trạng viêm giảm. Khi hết sạch các bóng nước hoặc mụn, bạn có thể tẩy hoặc cạo lông nhưng không quá một lần/tháng. Ngoài ra, cần khử trùng các dụng cụ vệ sinh bạn sử dụng.
Cạo lông đúng cách
Đảm bảo lưỡi dao cạo sạch và nếu có thể, hãy sử dụng dao cạo điện. Sử dụng dầu dưỡng hoặc kem cạo râu để bôi lên chân và tay bạn trước và sau khi cạo hãy rửa sạch chân tay với nước ấm và từ từ vỗ nhẹ cho khô. Sau đó, sử dụng kem dưỡng da nhẹ để giảm nguy cơ kích ứng da hoặc nổi mụn.
Tránh mặc quần áo chật
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn nhọt trên da là mặc quần áo bó sát. Hãy để da bạn được “thở” bằng cách mặc quần và áo bằng chất cotton thoải mái. Trong mùa hè, nên tránh hoàn toàn mặc quần jean bó skinny. Độ ẩm và nóng cùng với quần áo chật sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.
Loại bỏ quần áo thun
Chất liệu thun hoặc tổng hợp được chứng minh là không tốt cho da bạn vì những hóa chất độc hại được sử dụng khi sản xuất loại vải này. Ngoài ra, chất thun không thể hấp thu được mồ hôi, điều này khiến da bị kích ứng và dễ gây viêm hơn.
Bôi gel lô hội
Gel lô hội là một bài thuốc tại nhà tuyệt vời để giảm và ngăn ngừa kích ứng và viêm gây ra bởi viêm nang lông. Nó cũng giảm các triệu chứng như tấy đỏ, ngứa và có thể giảm đau ngay lập tức.
Tắm bột yến mạch
Bạn có thể cho một chút bột yến mạch vào bát nước và đặt lên bếp đun sôi. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước trở nên đục, pha cùng nước tắm để tắm. Tắm bột yến mạch sẽ giúp làm dịu da.
Sử dụng dầu cây trà
Mụn do viêm nang lông có thể cần ít nhất 1 tuần để chữa lành và sẹo có thể kéo dài vài tháng. Để phòng ngừa tái phát, hãy bỏ vài giọt tinh dầu cây trà có đặc tính chống vi khuẩn vào 1 cốc nước nóng và nhúng một cái khăn mỏng vào đó và nhẹ nhàng lau lên chân, cánh tay hoặc bất cứ khu vực nào dễ bị mụn.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons