Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Trứng cá cằm tố bệnh gì?

Nếu xuất hiện trứng cá cằm thì rất có thể người trong cuộc mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), do biến động hoóc-môn progesterone và testosterone. Thông thường trứng cá hay xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt, nếu nghiêm trọng, nên tư vấn, khám bác sĩ bởi không loại trừ nguy cơ mắc hội chứng PCOS, căn bệnh ảnh hưởng 5 - 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. 
Theo kinh nghiệm, hội chứng PCOS thường có triệu chứng phổ biến như trứng cá mặt, nhất là ở vùng mặt phía dưới, cằm. Đây là dạng mụn nội tiết gây nên bởi hàm lượng hoóc-môn testosterone cao, làm cho cơ thể sản xuất nhiều dầu và tạo mụn.
Giải pháp: nếu có bất kỳ triệu chứng như đề cập nên đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu để phát hiện những bất thường của buồng trứng và hoóc-môn của cơ thể để có giải pháp can thiệp.
 Trứng cá cằm tố bệnh gì?
Theo Khắc Hùng - Sức khỏe và Đời sống




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phân biệt 7 loại mụn "nguy hiểm" hay gặp

Hẳn ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần cảm thấy "ghét" những nốt mụn bất thình lình xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có một sự thật là, việc nặn mụn sẽ gây nguy hiểm cho da và nặng có thể dẫn đến tử vong.

Chùm ảnh dưới đây sẽ khiến bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ vì việc nặn mụn. 

Bản chất của việc xuất hiện mụn và những loại mụn bạn cần biết

150907munmu01-98e31

Cần phải hiểu rằng, mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn tồn tại ở lỗ chân lông bị bít kín - tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

Mụn gồm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Bắt đầu từ lúc hình thành nhân mụn, chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), sau đó chuyển sang mụn đỏ viêm nhẹ và cuối cùng là chuyển sang mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng.

150907mun01-f831d

Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.

Đặc điểm của mụn đầu trắng là mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.

150907blackhead01-07c3d

Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn. 

Sự hình thành của loại mụn này giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục. 

150907mun05-0bc0c

Khi mụn đầu đen và đầu trắng đã bị viêm, nó sẽ chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào. Loại mụn này sẽ có tên gọi là mụn đỏ - Papules.

Sau khi mụn đỏ bị viêm nặng hơn, chúng sẽ bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn mủ Pustules sẽ sưng to và đau nhức hơn.

150907mun06-6db0e
Nodules and Cysts - mụn bọc - là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ và bị sưng to, chứa nhiều mủ và gây đau nhức nhiều hơn. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

150907mun09-fb878
Mụn thịt xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới

Mụn thịt là một loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 - 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt. Khi mới xuất hiện, mụn có kích thước khá nhỏ, màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Nếu mụn mọc nhiều, nó còn kéo theo tình trạng da bị khô, sần, sạm đi.

Loại mụn này thường chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt, mi mắt. Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách, nó có thể lan cả ra trán, gò má, cổ, ngực, thậm chí còn lan cả xuống vùng cơ thể bên dưới. 

150907mun08-2aebd

Mụn đinh râu là một loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép,cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi… 

Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng. 

Và sự thật nặn mụn có thể khiến bạn tử vong!

Sự thật là khi bạn nặn mụn, thực chất là bạn đang cố gắng làm vỡ lớp da của mình. Dù ở vị trí nào thì khi lớp da phía ngoài bị xé rách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vết thương. 

150907blackhead02-07c3d

Vết vỡ này thường sẽ để trên da một dạng sẹo, tuy nhiên, nếu nặn mụn bằng tay chưa được vệ sinh, vi khuẩn sẽ qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng... 

Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó. 

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết thường do vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu, phế cầu, liên cầu; các vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột (E.coli, Klesbsiella pneumoniae, Proteus, Enterobacter...), trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa; các vi khuẩn kỵ khí (Bacteroid fragilis, Clostridium perfringens...) gây ra.

Nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, gây nên tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng với biểu hiện như sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh (mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, nặng nhất là hôn mê), rối loạn ý thức, kèm theo rất nhiều biểu hiện của hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu... có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

mun1-b3772
Như vậy, có thể thấy việc nặn mụn dù ở bất kỳ vị trí nào cũng là không nên vì có thể gây bội nhiễm khiến mụn lâu lành, dễ để lại sẹo xấu, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết. 

Trong trường hợp mụn lớn đã hóa mủ thì có thể trích rạch mụn để thoát mủ cho vết thương nhanh lành, nhưng cần được thực hiện tại cơ sở y tế.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm

Những nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn chưa hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu và khắc phục trong bài viết dưới đây.

Hút thuốc lá và căng thẳng là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm

Những thói quen xấu như hút thuốc, căng thẳng kéo dài có thể tác động trực tiếp lên da và tóc. Chất nicotin từ trong thuốc lá và hàm lượng vitamin B12 thấp được cho là nguyên nhân biến đổi màu tóc. Ngoài ra, khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày, mái tóc cũng vì thế mà suy yếu và “ngả màu”.
Theo TS Karthik Krishnamurthy, trung tâm y tế ở Montefiore (Mỹ), nên ăn các loại thực phẩm như gan và cà rốt vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào chống lại độc tố và quá trình lão hóa sớm trên tóc.
Những nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết (Ảnh minh họa)Những nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết (Ảnh minh họa)
Rối loạn tuyến giáp và tuyến yên là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm
Rối loạn tuyến giáp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến việc sản xuất hormone bị đình trệ và dẫn đến hiện tượng tóc bạc sớm. Không những vậy, khi tuyến giáp bị rối loạn, tóc cũng trở nên khô và dễ gãy, dễ chẻ ngọn hơn. Vì thế, khi mái tóc có triệu chứng như vậy, bạn nên tới bác sĩ để có được lời khuyên và cách chăm sóc, chữa trị tốt nhất.
Ngoài ra, tóc cũng sớm bị bạc nếu tuyến yên bị rối loạn chức năng với những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, huyết áp thấp, rụng tóc… Trong những trường hợp như vậy, bạn không nên tự mua thuốc điều trị, nếu không cơ thể sẽ càng rơi vào tình trạng xấu hơn. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia để sở hữu mái tóc chắc khỏe.
Lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm
Lạm dụng nhiều sản phẩm chăm sóc tóc có thể gây tác dụng ngược lại cho mái tóc. Sử dụng bất kì thứ gì quá nhiều cũng không tốt, đặc biệt là các sản phẩm hóa học, bởi dù tốt đến đâu, chúng vẫn chứa các chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể khi bị tích tụ. 
Những sản phẩm chăm sóc tóc (thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc, dầu gội, dầu xả,…) đều chứa hydrogen peroxide- một chất rất gây hại cho tóc. Vì thế, bạn nên chăm sóc tóc bằng những liệu pháp tự nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất mà không có nguy cơ tiềm ẩn gây hư hại mái tóc.
Chế độ dinh dưỡng kém là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm
Dinh dưỡng kém cũng được cho là có ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin, nhất là khi cơ thể nhận được quá ít protein, vitamin B12. Nên duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng có thể giúp giữ cho mái tóc khỏe mạnh. Do đó, khi mái tóc bạc sớm, một phần cũng có thể là lời cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vitamin B12 làm phát triển ổ viêm mụn trứng cá

Mụn trứng cá ảnh hưởng đến hơn 80% thiếu niên và các bạn trẻ toàn cầu. Cho dù mụn trứng cá không đe dọa tính mạng nhưng gây mặc cảm, tự ti.

Một nghiên cứu mới đây của ULCA - một trong 10 trường đại học nổi tiếng thế giới của Mỹ đã tìm ra vitamin B12 làm biến đổi hoạt động của Propionibacterium acnes (P.A) là loại vi khuẩn gây bệnh trứng cá đưa đến viêm da mụn mủ.
Cả vi khuẩn cộng sinh lẫn vi sinh vật có khả năng gây bệnh được gọi chung là vi khuẩn gây bệnh cho da đã làm tổ ở đó. Mụn trứng cá sinh lý là một loại mụn đặc thù thường thấy ở các thanh thiếu niên, bắt đầu mọc ở các nang lông, làm bít lỗ chân lông - nơi mà chúng cư trú gây ảnh hưởng đến tế bào da của người. 
Một nhóm các nhà khoa học đã dựa vào những nghiên cứu gần đây để quyết định xem xét nguồn gốc phát sinh hoạt động của các vi khuẩn trên da và P.A một cách chi tiết (những vi khuẩn mang gen của chúng). 
Đặc biệt, các nhà khoa học muốn nghiên cứu xem sự khác nhau chủ yếu của hoạt động của những vi khuẩn trên da người bình thường và người bị bệnh trứng cá là như thế nào? Và họ đã phát hiện ra vitamin B12 được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm bơ sữa đã làm bùng phát mụn trứng cá trên một số người.
BS Dezhi Kang, tốt nghiệp Trường ĐH ULCA, tác giả của nghiên cứu này cùng các cộng sự của ông đã tập hợp các mẫu da của những người tham gia thực nghiệm gồm những người có bệnh trứng cá và không có bệnh trứng cá. Sử dụng chuỗi gen, họ đã khám phá trong những người bị trứng cá thì loài P.A không trao đổi chất được với vitamin B12 như ở những người da bình thường.
Bổ sung vitamin B12 có thể làm biến đổi hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn trên da, làm cho vi khuẩn P.A gây ra quá nhiều ổ viêm da bã nhờn và dẫn đến mụn trứng cá.
Vì vậy, các nhà khoa học quyết định làm những thử nghiệm. Họ cho 10 người da khỏe mạnh tham gia bổ sung vitamin B12 với liều lượng cao (gây quá tải cho khả năng đáp ứng của cơ thể). Theo kết quả thì có 1 người tham gia bị bùng phát mụn trứng cá nhanh chóng.
Vitamin B12 đã sửa lại sự sao chép gen và hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn ở da, đưa đến sự gia tăng sản phẩm porphyrin - điều này làm phát triển thêm ổ viêm ở mụn trứng cá.
Các tác giả đã viết lại kết luận trong bản nghiên cứu của họ: Việc bổ sung B12 đã tác động đến gen của vi khuẩn trên da gây nên mụn trứng cá ở một số người. Vitamin B12 không phải là nguyên nhân duy nhất gây mụn trứng cá, nhưng cũng nên ngừng sử dụng chúng khi đang điều trị mụn trứng cá.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trị "giời leo" bằng thuốc Nam

Nhân dân thường gọi chung các bệnh có: viêm da, bọng nước, nóng rát, đau nhức… như bị bỏng, ở các vùng mắt, mặt, quanh niệng, cổ, tay chân, liên sườn, hông bụng… là bệnh giời leo.

Thật ra bệnh "giời leo" gồm có 3 loại và có nguyên nhân khác nhau.
Loại viêm da bọng nước do côn trùng: làm cho bỏng nhẹ trên da gây nên như: kiến khoang, sâu nái, giời leo… thường bị ở cổ, mặt, tay chân, các vùng có tiếp xúc với côn trùng gây bỏng nhẹ. Bệnh giời leo này, nếu vết thương không bị nhiễm trùng, thường chỉ 3 - 4 ngày sẽ tự bớt, không để lại di chứng.
Nhân dân thấy bọng nước, nóng rát nên thường sử dụng hạt đậu xanh sống nhai hay giã nát đắp lên vết thương hoặc dùng lá mướp, lá chìa vôi hay mài mực Tàu thoa… cho mau lành.
Trị
Loại viêm da bọng nước do virus herpes simplex (mụn cơm): thường xuất hiện ở vùng niêm mạc môi, miệng, quanh miệng, má… bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu ở một điểm nào đó trên da, sau đó vài ngày sẽ nổi mụn nước, có khi chỉ 1 cái, có khi nổi thành cụm nhiều cái hình vòng tròn, có cảm giác ngứa, rát. Nếu không bị bội nhiễm thì vết thương sẽ tự bớt trong vòng 7 - 10 ngày. Đây là bệnh tái phát nhiều lần, thường thì ngay vùng da đã phát trước kia.
Dùng rượu Hoàng liên (hoàng liên 10g, ngâm với 100ml rượu trắng 30- 400) cho ngậm hay thoa lên vết thương, chỉ vài lần thì khỏi vĩnh viễn không bị tái phát.
Loại viêm da bọng nước do virus herpes zoster (Tây y gọi là zona): virus này chỉ gây bệnh ở các tế bào thần kinh hướng tâm, thường xuất hiện ở vùng mặt, quanh mắt, vùng liên sườn, vùng chậu hông, có khi xuống tay chân. Thường chỉ có ở một bên cơ thể. Khu vực bị bệnh, da viêm đỏ, đau, cảm giác rát bỏng, kéo theo các hạch lân cận sưng đau, có thể gây sốt, mệt mỏi, sợ sệt…
Các nhà khoa học nhận thấy những người bị bệnh zona thường trước đây có bị bệnh thủy đậu. Nếu không bị bội nhiễm, tổn thương sẽ tự khỏi sau 2-3 tuần. Nhưng bệnh thường để lại di chứng đau nhức, rát buốt, sợ sệt, khó chịu kéo dài từ 1-6 tháng, có khi đến vài năm.
Điều trị zona theo Đông y
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp chữa trị bệnh zona. Thông thường là dùng thuốc uống bên trong và thuốc đắp trên vết thương. Chúng tôi thường sử dụng cây cam thảo đất để chữa trị bệnh zona, rất mau lành và thường không để lại di chứng đau nhức, bỏng rát, sợ sệt.
Bài thuốc chữa bệnh zona
Đắp ngoài: dùng một ít đọt cây cam thảo đất, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vùng bị zona. Ngày thay 1-2 lần. Liên tục vài ngày.
Uống trong: dùng cây cam thảo đất, chặt nhỏ, sao vàng. Lấy 1 nắm (chừng 20-30g), nấu làm nước uống hàng ngày.
Tính vị và công năng của cây cam thảo đất (scoparia dulcis l.) Cam thảo đất còn có tên là cam thảo nam, thổ cam thảo. Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Cây có vị ngọt đắng, tính mát. Có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, giải khát. Công dụng chữa sốt, say khoai mì (củ sắn), giải độc cơ thể, chữa ho, viêm họng, ban sởi, kinh nguyệt quá nhiều, tiêu chảy, kiết lỵ, lậu, lợi tiểu, chữa sỏi thận và các bệnh về thận. Ngày dùng 10 - 12g khô (20- 40g tươi).
Hiện nay, các nhà khoa học còn tìm thấy ở cây cam thảo đất có chứa hoạt chất amellin dùng điều trị: đái tháo đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng khác kèm theo của bệnh đái tháo đường và làm cho vết thương mau lành.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Không nên nặn mụn ở những vùng "tử thần" nào

Theo BS.CKII Nguyễn Đức Long, nặn mụn, dù ở vị trí nào, là con đường rất nhanh để nhiễm trùng huyết, đặc biệt, các vị trí mụn trên mặt sẽ dễ xảy ra sốc nhiễm trùng huyết, gây tử vong.

Vị trí nào tuyệt đối không nên nặn mụn?
Theo BS.CKII Nguyễn Đức Long - nguyên Trưởng khoa Da liễu BV Trung ương Huế, theo dân gian, những vị trí mụn nằm trong vùng bàn tay khi úp lên mặt thì tuyệt đối không được nặn. Trên thực tiễn lâm sàng, những kinh nghiệm này của dân gian hoàn toàn đúng.
"Đó là vùng tam giác: sống, chóp mũi, hai bên mép. Ngoài ra còn vị trí quanh mắt. Vùng mụn "tử thần" này tuyệt đối không được nặn" - BS Long nói.
Theo BS Long, nặn mụn, dù ở vị trí nào, là con đường rất nhanh để nhiễm trùng huyết, đặc biệt, các vị trí mụn trên mặt là đường nhanh nhất để đi vào thần kinh trung ương, dễ xảy ra sốc nhiễm trùng huyết, gây tử vong.
Loại mụn nào tuyệt đối không tự nặn?
Mụn đinh râu
Đây là loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép, cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi…).
BS Long lưu ý, đây là loại mụn độc, nguy hiểm nên cần tới gặp bác sĩ da liễu để xử lý, điều trị bằng thuốc kháng sinh. Không tự ý dùng tay, nhất là tay bẩn để tự nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có biến chứng xấu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây tử vong.
Mụn thịt
Loại mụn này nhỏ, đường kính từ 1 - 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt. Khi mới xuất hiện, nó có kích thước khá nhỏ, thường có màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. BS Long cho hay, không dùng tay "cậy" mụn, mà phải tới cơ sở y tế để được đốt điện, mụn sẽ hết. Đây là vị trí huyệt đạo quan trọng nên nếu cố mọi cách tự nặn mụn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mụn đầu đen
Đây là loại mụn thường xuất hiện quanh mũi và thường xuyên "được" chủ nhân nặn. Tuy nhiên, BS Long cho rằng, không được dùng móng tay để nặn loại mụn này vì dễ nhiễm trùng, trầy xước. Thường thì nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ có đầu tròn, nhỏ để ấn vào mụn để làm nhân mụn bật lên.
Để phòng ngừa mụn, nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc da liễu điều trị mụn, đây là các loại thuốc cần bác sĩ kê đơn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bắt bệnh làn da nhợt nhạt

Vàng da, đôi khi kèm theo quầng thâm quanh mắt là dấu hiệu máu thiếu sắt, hiện trên thế giới có khoảng 1,6 tỉ người mắc căn bệnh này, đặc biệt là phụ nữ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm mệt mỏi và thiếu sinh khí. Do thiếu sắt nên cơ bắp không nhận đủ oxy dẫn đến tình trạng mệt mỏi kinh niên.
Giải pháp: nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu thiếu sắt là không đủ ăn thịt đỏ. Đây là nguồn thực phẩm giàu sắt hem. Sắt hem (haem iron) có trong huyết sắc tố và myoglobine của các sản phẩm từ thịt, có khả năng hấp thụ cao từ 20 - 30%, đặc biệt là thịt bò nạc. 
Nếu ở nhóm ăn chay thì nên tăng cường các dạng khác của sắt có trong thực phẩm họ đậu, các loại rau dạng lá xanh, tuy nhiên dạng sắt ở trong thực vật thuộc nhóm sắt không hem cơ thể không hấp thụ tốt bằng sắt hem, vì vậy để giúp hấp thụ sắt tốt nên bổ xung thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin C như ớt xanh với rau bina giàu sắt, cà chua giàu vitamin C với đậu lăng nâu hoặc ăn trái kiwi hay cam sau bữa ăn.
Bắt bệnh làn da nhợt nhạt
Theo Khắc Hùng - Sức khỏe và Đời sống


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cách phân biệt mụn nhọt thông thường và ung thư da


Mụn nhọt hay các vết chốc lở thông thường thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột. Vùng da có mụn thường sưng nóng đỏ, hóa mủ nhanh và sau 1 - 2 tuần nó có thể tự vỡ mủ hoặc chích tháo mủ, sau đó khỏi hoàn toàn. Đây là trường hợp không đáng lo ngại.
Tuy nhiên với những nhọt tồn tại lâu (hàng tháng) không thể tự vỡ, nằm sâu dưới lớp da, khối nhọt này mềm ở giữa xung quanh có nền xâm nhập cứng thì nên cảnh giác. Bởi vì ung thư da xuất hiện từ từ, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo: thay đổi màu sắc bất thường ở da, nổi sần và hình thành u cục.
Mụn nhọt thông thường có hình dạng đầu tương đối tròn và cân đối, ngoại trừ các trường hợp có mụn mọc thành cụm liền nhau. Mụn nhọt thường có sung huyết màu đỏ hồng, ranh giới giữa chúng là vùng da bình thường không rõ mà chúng chuyển màu một cách dần dần. 
Còn vết mụn dấu hiệu ung thư da thì có thể có hình dạng bất kỳ, không tròn, không cân đối và chúng thường có ranh giới rõ ràng. Giữa các vùng da bình thường và vùng da bị ung thư, đặc biệt là các ung thư da hắc tố thường có màu đen hoặc màu đỏ sẫm...
Mụn nhọt thường có thể mọc ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Còn vết mụn ung thư da thường ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Mụn nhọt thường làm cho người bệnh cảm giác đau nhức, có thể kèm theo sốt. Trong khi đó, ung thư da hầu như không đau, chỉ khi bóp mạnh sẽ thấy cảm giác đau tức.
Biện pháp phòng ngừa
Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu (tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10g sáng đến 3g chiều mỗi ngày). Nên dùng kem chống nắng có chứa các chất ngăn chặn tác hại của tia UVA và UVB trước khi ra ngoài trời nắng. Dùng kem chống nắng cho tất cả những vùng phơi sáng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng, rồi thoa lại sau vài giờ. 
Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, tia phóng xạ, chất phóng xạ, môi trường độc hại. Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất,... để ngừa ung thư da.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ung thư tế bào hắc tố: Loại nguy hiểm nhất của ung thư da

1. Một số thông tin cần biết về ung thư tế bào hắc tố (Melanoma)

- Ung thư tế bào hắc tố là một loại ung thư da, nhưng là nguy hiểm nhất trong 3 loại ung thư da vì nó xâm lấn sâu, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và có thể gây tử vong như các trường hợp ung thư khác.
- Ung thư tế bào hắc tố có biểu hiện ban đầu rất đa dạng và đơn giản thường dễ bị bỏ qua mặc dù tổn thương ở ngay trên da, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn xa, khó chữa trị.
- Ung thư tế bào hắc tố có thể tiến triển từ một số tổn thương lành tính trên da như nốt ruồi, bớt hắc tố, u hắc tố (đồi mồi ở người cao tuổi), nên cần có sự can thiệpvà sự quan tâm đúng đắn với những tổn thương lành tính này.
- Ung thư da nói chung, kể cả ung thư tế bào hắc tố nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn, cho nên vấn đề chẩn đoán sớm ung thư da càng trở lên cần thiết và quan trọng.
(thứ 2) Ung thư tế bào hắc tố: Loại nguy hiểm nhất của ung thư da - ảnh 1Nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu bất thường trên da

2. Những dấu hiệu ban đầu và biểu hiện của ung thư tế bào hắc tố

Bệnh tiến triển từ những tổn thương lành tính trên da:
- Nốt ruồi:
Ung thư tế bào hắc tố phát triển trên một nốt ruồi sẵn có thường hay bị đụng chạm sờ mó, hoặc bị ánh nắng tác động nhiều lần, nhưng không phải nốt ruồi nào cũng biến thành ung thư, tỷ lệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Từ một nốt ruồi bình thường đột nhiên thay đổi về hình dạng, kích thước, hay chảy máu, lớn nhanh, ngứa ngáy. Nốt ruồi biến màu sẫm dần và đặc biệt nếu có dấu hiệu loét, sùi hoặc đang từ màu nâu đồng nhất trở nên đa sắc. Đường viền bình thường rõ và đối xứng, trở nên không đều, nham nhở, bất đối xứng. Bề mặt nốt ruồi mất các vân da bình thường....
- Từ các bớt hắc tố trên da:
Trên một vùng da sẫm màu (bớt) đột nhiên nổi sần lên, loét, ngứa, chảy máu hoặc thay đổi màu sắc…
- Từ u hắc tố:
U hắc tố là một tổn thương lành tính, thường có ở người cao tuổi, nhưng cũng có những biểu hiện bất thường và trở thành ung thư.
Ung thư tế bào hắc tố xuất hiện trên phần da bình thường
- Trên da xuất hiện thêm các nốt ruồi mới, nhất là ở tuổi trên 30, nốt ruồi có hình ảnh không cân đối, bờ không đều hoặc hình răng cưa, chỗ lồi chỗ lõm, màu sắc không đều, đường kính lớn bất thường (trên 6 mm)
- Trên da xuất hiện một vùng da nhỏ nhám ráp, to nhanh dần trong một thời gian ngắn
- Vết bầm tím trên da không lành, mảng màu nâu xám ở đầu ngón hoặc vết tím trên móng đột ngột đổi màu và chuyển thành cục hoặc chảy máu.
- Vết lở loét có bờ cứng khó lành có u nhú hạt và gây chảy máu nhiều…
(thứ 2) Ung thư tế bào hắc tố: Loại nguy hiểm nhất của ung thư da - ảnh 2Ung thư tế bào hắc tố là dạng nguy hiểm nhất của ung thư da

3. Các dạng ung thư tế bào hắc tố

- Ung thư hắc tố tại chỗ:
Khởi đầu là một nốt ruồi bình thường tồn tại nhiều năm, thường ở vùng da phơi bày ra ánh nắng, đột nhiên sậm màu, lan rộng, to dần ra, dần dần xâm lấn sâu và rộng ra chung quanh (bóp cứng, dễ chảy máu) và di căn sang hạch và nội tạng.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở người cao tuổi hơn.
- Ung thư hắc tố cạn lan rộng:
Dạng này thường gặp hơn. Khối u có dạng cục, cứng, bờ lồi lỏm, khảm sâu dưới da, bề mặt nhám, không đều. Trên vùng da của khối u có nhiều màu sắc như nâu đen, đỏ, lục và trắng. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ, vị trí thường gặp là lưng, cẳng chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào. Bệnh tiến triển nhanh, dễ chảy máu, có thể lở loét và di căn.
- Ung thư hắc tố nốt ruồi đầu chi:
Xuất hiện một mảng màu nâu ở vùng đầu ngón, trên móng, đột ngột màu trở nên đậm hơn, và chuyển thành dạng cục, u hay hóa loét, chảy máu. Khối u có hình dạng không đều, lan rộng nhanh và di căn đến các hạch và nội tạng.
- Ung thư hắc tố dạng cục:
Từ một nốt ruồi tồn tại trong nhiều năm sau thành một cục sậm màu, kích thước không cố định, nhô lên. Đột ngột khối u to lên, thay đổi màu, chảy máu, thành bướu, loét và di căn xảy ra.

4. Phân biệt nốt ruồi lành tính với ung thư tế bào hắc tố và cách xử lý

Ung thư tế bào hắc tố: Loại nguy hiểm nhất của ung thư da - ảnh 3Tốt nhất hãy đi kiểm tra sớm ngay khi phát hiện biểu hiện bất thường
- Nốt ruồi lành thường cân xứng, bờ rất đều, đồng màu, đường kính nhỏ. U tế bào hắc tố có bờ không đều nham nhở không cân xứng, không đồng màu, đường kính to bất thường, nhô cao hẳn trên mặt da…
- Nốt ruồi bình thường không ngứa, không tự chảy máu (trừ trường hợp bị chấn thương), không loét sùi…
- Nốt ruồi mới xuất hiện nhất là sau 30 tuổi thường là khối u hắc tố hoặc ung thư tế bào hắc tố.
- Nốt ruồi thường có từ bé, không lớn lên mà chỉ phát triển to ra do sự lớn lên của cơ thể, hoặc rõ dần nên khi để ý mới thấy tưởng là mới mọc nhưng thực tế là đã có rất lâu từ trước.
- Tránh kích thích, đụng chạm sờ mó cọ sát lên nốt ruồi vì dễ gây kích thích chúng biến đổi tính chất hoặc tiến triển thành ung thư tế bào hắc tố. Đối với nốt ruồi ở những vị trí bị cọ sát kích thích nhiều như lòng bàn tay bàn chân, cằm… nên phẫu thuật cắt bỏ sớm.
- Không kích thích tẩy xóa nốt ruồi bằng các thủ thuật dân gian phản khoa học, khi muốn tẩy xóa nốt ruồi phải thực hiện ở các bệnh viện hoặc trung tâm thẩm mỹ có uy tín có trang thiết bị hiện đại.
- Nghi ngờ một nốt ruồi có thể là ung thư hắc tố melanoma, phương pháp định bệnh là khoanh cắt hẳn nốt ruồi làm xét nghiệm tế bào học. Nếu kết quả cho biết nó đúng ung thư melanoma, chỗ có ung thư sẽ được mổ lại, cắt rộng và sâu hơn cho tuyệt sạch ung thư.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những liệu pháp chăm sóc da cần thiết cho từng độ tuổi

Nhằm cải thiện tình trạng “xập xệ” đó, các chuyên gia thẩm mỹ đã đưa ra lời khuyên cho phái đẹp về những bước trùng tu nhan sắc cần thiết nên thực hiện cho từng độ tuổi khác nhau.

Độ tuổi 20

Ở giai đoạn này, làn da đang trong quá trình hoàn thiện, sức đàn hồi của da còn tốt và dấu hiệu lão hóa chưa đáng kể. Đây được coi là thời kỳ đẹp nhất của làn da do đó các bác sĩ da liễu thường không khuyến khích chị em sử dụng các chất tiêm, laser hoặc lột để làm đẹp trừ khi cần thiết phải can thiệp đến làn da bằng các liệu pháp này. Tuy nhiên, để làm sạch lỗ chân lông và giảm thiểu mụn đầu đen, bạn có thể tham khảo các gói chăm sóc da chuyên nghiệp.

Những liệu pháp chăm sóc da cần thiết cho từng độ tuổi - 1Làn da hoàn hảo tuổi 20 thường không cần nhiều sự can thiệp của các phương pháp trị liệu
Độ tuổi 30

Bước vào tuổi 30, nhiều người sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu lão hóa thường thấy như vết nhăn ở đuôi mắt, dưới mắt và vết nhăn dọc hình số 11 giữa hai chân mày. Đây là thời điểm để tìm hiểu các liệu pháp tiêm botox hoặc dysport, và mỗi lần tiêm có thể duy trì tình trạng nếp nhăn được “xóa” tạm thời khoảng 6 tháng đến một năm.

Một vấn đề về da khác mà tuổi 30 thường gặp phải là tình trạng da bị nám, không đều màu sau sinh hoặc vết thâm mụn lâu nhạt hơn so với khi còn trẻ. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên tham khảo các loại mỹ phẩm làm sáng da với các hoạt chất làm trắng hiệu quả mà an toàn.

Những liệu pháp chăm sóc da cần thiết cho từng độ tuổi - 2Botox bắt đầu trở thành mối quan tâm khi phụ nữ bước sang tuổi 30
Độ tuổi 40

Cùng với việc dấu hiệu lão hóa xuất hiện ngày một nhiều, botox và dysport một lần nữa lại đứng đầu danh sách ưu tiên hàng đầu trong công cuộc “cải lão hoàn đồng” của phái đẹp khi chuyển sang giai đoạn tứ tuần. Bên cạnh các chất làm căng da và ngăn ngừa vết nhăn mới xuất hiện như botox, dysport, chất làm đầy filler cũng là một sự lựa chọn khác của chị em.

Tuy nhiên, việc lạm dụng botox, dysport hay filler quá mức đều đem lại hậu quả vô cùng xấu. Một khi bạn ngưng sử dụng chúng, quá trình lão hóa da sẽ diễn ra nhanh hơn do các tác động hóa học trước đó đã làm cho cấu trúc da thay đổi trong khi nếu tiếp tục sử dụng, nguy cơ biến dạng khuôn mặt là không hề nhỏ.

Những liệu pháp chăm sóc da cần thiết cho từng độ tuổi - 3Những nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều cũng là lúc đông đảo phụ nữ tìm đến botox và filler, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên lạm dụng bởi chúng là con dao hai lưỡi

Độ tuổi 50 trở đi


Cùng với sự suy giảm nội tiết tố và quá trình mãn kinh, làn da từ độ tuổi 50 trở đi còn phải chịu tác động mạnh mẽ của quá trình suy giảm collagen, các vết thâm nám, đồi mồi có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn hẳn. Do đó, liệu pháp điều trị thâm nám bằng laser và tái tạo bề mặt da là những gợi ý mà chuyên gia thẩm mỹ thường đưa ra cho các khách hàng trong độ tuổi nói trên.

Những liệu pháp chăm sóc da cần thiết cho từng độ tuổi - 4Trị thâm nám bằng laser là lời khuyên của các chuyên gia thẩm mỹ dành cho phụ nữ tuổi 50.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Mối nguy hiểm khi nặn mụn trứng cá còn non



Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của các yếu tố: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa bất thường của phễu nang lông, vi khuẩn, phản ứng viêm trên da... Bệnh không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như lưng, ngực hay cánh tay.
Ngoài căn bệnh này, viêm chân lông (viêm nang lông) cũng liên quan đến tuyến bã của da. Khi lớp sừng trên da quá dày, lông không thể đâm xuyên qua sẽ mọc ngược và cuộn lại trong nang lông, gây ngứa, khó chịu.
Trong chương trình Câu chuyện y học trên VTV2, BS.CKII Nguyễn Thành, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh BV Da liễu Trung ương, đã giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn cách điều trị hai căn bệnh này.
Theo bác sĩ, viêm nang lông gồm hai loại không nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn. Trứng cá là một loại viêm nang lông do nhiễm khuẩn. Trứng cá "ăn sâu" vào tuyến bã còn viêm nang lông "ăn sâu" vào chân lông.
"Chúng ta kị nhất những viêm nang lông, mụn trứng cá ở mặt. Nếu bạn nặn non sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm là viêm tắc tĩnh mạch xoang và từ đó gây nhiễm trùng huyết, có thể dẫn tới tử vong" - bác sĩ cho biết.
Để phòng tránh viêm chân lông và mụn trứng cá, cần giữ da cho sạch sẽ để nang lông không bị bít tắc, sinh hoạt điều độ, ăn ít mỡ, chocolate, đồ ngọt...
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp để điều trị viêm chân lông và mụn trứng cá. Trong đó, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như trầu không, nghệ vàng, hoa đào, nhân sâm, cao bí đao, vừa mang lại hiệu quả cao, vừa không gây phản ứng trên bề mặt da nhạy cảm. 
Lá trầu không: chống ngứa, viêm, nhiễm trùng, giữ vệ sinh tốt.
Nghệ vàng: có hoạt tính sinh học độc đáo, chống viêm, thâm, nhanh liền sẹo.
Hoa đào: rất tốt cho hoạt huyết, giúp tăng cường tuần hoàn, nuôi dưỡng, giúp da bóng bảy, khỏe mạnh. 
Nhân sậm: dưỡng da, làm sạch các lỗ chân lông và tế bào chết, làm cho da săn chắc, duy trì sự trẻ hóa.
Cao bí đao: làm trắng sáng làn da.
Lời khuyên của bác sĩ 
Bệnh viêm nang lông
- Cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, không mặc quần áo ẩm ướt, nên mặc quần áo thoáng mát, nhất là mùa nóng.
- Không dùng kim hay dạo cạo để chích lỗ chân lông, gây nhiễm trùng.
- Có thể sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội thảo dược để trị tận gốc bệnh viêm nang chân lông.
Mụn trứng cá
- Đến khám bác sĩ chuyên khoa để biết nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, không tự nặn mụn trứng cá.
- Tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng quá độ hay thức khuya.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá an toàn và hiệu quả.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bệnh lang ben dễ nhầm với bạch biến

Lang ben là bệnh nấm trên da bắt đầu từ vài đốm rồi lan rộng, đôi khi gây ngứa, còn bạch biến không ngứa, không lan, da mất sắc tố rất nhanh.

BS Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Trí Sài Gòn cho biết, bệnh lang ben không khó để chẩn đoán nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với bạch biến, phong và một số bệnh ngoài da khác, do đó điều trị sai cách, không hiệu quả. Ngược lại, nhầm lẫn bạch biến là lang ben cũng gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Phân biệt bệnh lang ben (trước) và bạch biến (sau). Ảnh: Common Skin Disorders .
Phân biệt bệnh lang ben (trước) và bạch biến (sau). Ảnh: Common Skin Disorders.
Thực tế trong quá trình điều trị, BS Phúc từng gặp nhiều bệnh nhân bị những đốm màu trắng xuất hiện trên lưng lại tưởng là bị lang ben. Họ tự ý bôi nhiều loại thuốc điều trị nhưng không khỏi. Đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện đó là bạch biến và chuyển hướng điều trị thích hợp.
Theo bác sĩ, biểu hiện của bệnh bạch biến hay bệnh phong cũng có những đốm trắng tương tự như dấu hiệu của lang ben nên rất nhiều bệnh nhân chủ quan. Lang ben là một loại bệnh nhiễm nấm trên da, rất hay gặp ở Việt Nam vì khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. 
Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, đôi khi gây ngứa, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Tổn thương trên da thường là các đốm hình tròn hay hình bầu dục, trên có các vảy nhỏ, các đốm này thường liên kết với nhau làm thành đốm lớn hay mãng lớn.
Những nấm hay mảng nấm trên da có thể tồn tại nhiều năm, thường hiện rõ hơn vào mùa hè, khi trời nóng hay da có màu sậm hơn do đi dưới nắng nhiều. Các đốm này có thể có màu trắng, hồng hay nâu, thường ở trên cánh tay, cổ, ngực, lưng, bụng, có khi trên mặt. Đây là một loại bệnh nấm mạn tính, dễ tái phát do nấm là một phần của hệ thống các vi sinh vật ký sinh bình thường ở trên da. 
Cách phân biệt bệnh lang ben và bạch biến
- Lang ben thường có vảy mịn trên tổn thương. Bạch biến không có vảy trên tổn thương.
- Lang ben đôi khi kèm theo ngứa, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Bạch biến không gây ngứa.
- Lang ben thường bắt đầu từ vài đốm nấm rồi lan rộng ra do sự phát triển của nấm. Bạch biến không lan ra mà da mất sắc tố rất nhanh.
Điều trị lang ben
Về cơ bản, việc điều trị lang ben là tiêu diệt nấm bằng thuốc bôi tại chỗ hay thuốc uống. Bác sĩ có thể cho các loại thuốc bôi điều trị trong 3-4 tuần hay chỉ định dùng các thuốc uống trong 7-10 ngày trong các trường hợp bệnh lang ben lan trên diện rộng hay các trường hợp khó điều trị.
Lưu ý: Các vảy nhỏ trên những đốm da có thể biến mất sau vài lần bôi thuốc nhưng màu của da chỉ trở lại bình thường sau vài tháng. Đây là một quá trình hồi phục sắc tố da bình thường sau khi nấm đã bị tiêu diệt chứ không phải do điều trị thất bại. Lang ben rất dễ tái phát, đặc biệt vào mùa nóng. Có thể phòng tránh việc tái phát này bằng cách bôi thuốc trị nấm một tuần trước khi mùa nóng bắt đầu.
Điều trị bạch biến gồm:
- Dùng thuốc bôi ngoài da.
- Chiếu ánh sáng PUVA. 
- Dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
- Dùng "thuốc hóa trang" để che dấu vùng da mất màu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nấm chân - Căn bệnh dễ gặp nhất khi thường xuyên đi mưa


Mùa mưa lũ đến đồng nghĩa với việc chúng ta thường xuyên đối mặt với việc ngâm chân, tiếp xúc với nước ngập không vệ sinh trên những tuyến phố, con đường,.. khiến nỗi lo mắc những bệnh ngoài da như nấm, ghẻ,… cũng vì thế càng tăng cao.

Nấm chân và tác hại đáng sợ

Mùa mưa khí hậu ẩm ướt tạo môi trường cho nấm sinh sôi, phát triển mạnh, đặc biệt là nấm kẽ chân và tay. Tình trạng nước ngập lụt tù đọng, tràn trên các tuyến đường diễn ra ở nhiều nơi làm tăng nguy cơ nhiễm nấm chân cho người đi đường.

Nấm chân hay còn gọi là bệnh "nước ăn chân"do nhiễm nấm Candida và Blastomycet gây nên, nấm phát triển khi môi trường ẩm ướt, làm tế bào sừng bị chết do phải ngâm chân trong nước lâu. Bệnh khởi đầu từ ngón chân thứ 3 và 4, biểu hiện chính là bị đỏ thành từng mảng, về mặt da mủn trắng, có thể có mụn nước ở các kẽ chân.

Nấm gây ngứa rất nhiều khiến người bệnh gãi làm bong da, lớp da khi tróc để lại vết bợt màu đỏ, ướt, đôi khi rịn máu, gây ngứa và rất đau rát. Những tác động này khiến bệnh lan sang các ngón chân khác, mu bàn chân hoặc nghiêm trọng hơn là lòng bàn chân.

1-ce5c5
Nếu không được điều trị, các vết thương sẽ bợt ra, nhiễm khuẩn sưng đau, loét sâu và lan rộng, khiến đi lại rất khó khăn và gây thương tổn lâu dài. Bệnh gây kéo dài vô cùng khó chịu, đau đớn và nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Cách phòng chống nấm chân trong những ngày mưa lũ

Những kiến thức dưới đây sẽ rất cần thiết và hữu ích giúp bạn phòng tránh bệnh nấm chân khi mùa mưa đang diễn ra đấy!

- Luôn giữ bàn chân khô ráo, khi làm vệ sinh cần chú ý lấy hết bụi bẩn từ các kẽ ngón chân.

- Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước bẩn trên đường phố, cống rãnh tràn ra, hãy rửa chân với nước sạch hoặc nước muối loãng, lau bằng khăn sạch để chân luôn khô ráo.

3-ce5c5
- Có thể sử dụng những sản phẩm ủng, giày đi mưa, chống thấm nước bảo vệ bàn chân không phải tiếp xúc với nước bẩn bên ngoài, những sản phẩm này khá đa dạng và phổ biến trên thị trường hiện nay.

- Trong những ngày mưa bão hạn chế đi giày, dép bằng vải bởi khi các tấm lót giày, dép bị ướt sẽ tạo môi trường cho nấm phát triển mạnh hơn đấy!

- Thay tất thường xuyên và ngay khi chúng có dấu hiệu ẩm ướt do dính nước mưa hoặc mồ hôi.

- Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày, sử dụng tất có chất liệu thông thoáng và quan trọng là sử dụng thuốc trị nấm theo chỉ định của bác sĩ, rửa chân bằng xà phòng diệt nấm Sastid hoặc nước muối loãng để tránh nhiễm lại.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons