Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Cách xử lý để hạn chế di chứng do bỏng

Bỏng là một tai nạn thương tích thường gặp, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Di chứng để lại thường nặng nề. Ðể hạn chế những di chứng, sơ cứu và xử trí đúng cách khi bị bỏng là rất quan trọng. Tùy từng loại bỏng mà có cách xử lý an toàn nhất cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân bị bỏng, ngay lập tức kéo nạn nhân ra khỏi tác nhân bị bỏng nhanh chóng và an toàn nhất. Cách xử lý các loại bỏng như sau Bỏng do điện giật:  Không được dùng tay trực tiếp để kéo nạn nhân ra, phải ngắt cầu dao, dùng gậy khô hoặc vật không dẫn điện để gạt tách dây điện ra khỏi nạn nhân.  Nếu bệnh nhân bị ngừng thở, ngừng tim hãy để nạn nhân tại chỗ trên nền...

Loét da ở người cao tuổi - Dễ gặp nhưng khó trị

Bệnh loét da ở người cao tuổi (NCT) rất dễ gặp bởi sức đề kháng của NCT bị giảm sút nhiều so với các lứa tuổi khác. Việc cung cấp dinh dưỡng cho da không đầy đủ hay giảm sắc tố da do tuổi tác cũng gây nên những bệnh lý khác như ngứa, zona, vảy nến... Tuy nhiên, nếu biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ thì vấn đề thường gặp về da này có thể được hạn chế triệt để. Nhiều nguyên nhân dẫn đến loét da ở NCT Trong các bệnh loét da ở NCT thì loét da chi dưới chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 70%) do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân suy yếu làm khó khăn cho máu trở về tim, máu ứ đọng lại gây loét da ở cẳng chân.   Bệnh có thể xảy ra một bên hoặc...

Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng ngoài da

Dù chưa biết bản thân bé có bị ảnh hưởng di truyền hay không, phụ huynh cần chọn cách chăm sóc da cho bé phù hợp. Chị Minh Trang (Quận Tân Phú, TPHCM) có con trai 11 tháng tuổi, nặng 10,5 kg; cao 74 cm và sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, mỗi khi bé bị muỗi cắn thì gãi rất nhiều vì ngứa hoặc thỉnh thoảng tự nhiên trên chân bé nổi lên mẩn đỏ gây ngứa.   Do bản thân có gốc phong nên chị luôn lo lắng không biết bé bị như vậy có phải do ảnh hưởng từ mẹ hay không?   Chị chia sẻ: “Không biết có loại thuốc bôi nào giúp bé hết ngứa? Nếu dùng thuốc đó lâu dài có ảnh hưởng đến da của bé hay không?".   ThS.BS Lê Thái Vân...

Để tóc còn ẩm đi ngủ có thể gây viêm da đầu

Nhiều người có thói quen đi ngủ khi tóc chưa khô hẳn mà không biết rằng đó là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức đầu bất chợt. Ảnh minh họa Nguyên nhân là do phần nước còn lưu lại trên da đầu sẽ làm chậm hoạt động của các mạch máu, ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn máu, lâu dần sẽ gây đau nhức đầu mãn tính (viêm tĩnh mạch da đầu). Lúc đầu người bị viêm da đầu sẽ thấy ngứa ngáy hoặc tê dại vùng da đầu, cảm giác đầu nặng trĩu ở một bên. Lâu dần sẽ thấy phần da đầu dày hơn, thô hơn mức thường, thậm chí dưới lớp da đầu còn có những cục sưng nhỏ trồi lên. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các chuyên gia...

Phương pháp mới chống nhiễm trùng da

Các tế bào da biến đổi gen được nuôi cấy vào mảng da thay thế có thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng ở những bệnh nhân bị bỏng nặng. TS. Dorothy và các cộng sự thuộc Trường đại học Cincinnati (Mỹ) tiến hành nghiên cứu trong vòng 3 năm đã phát hiện một loại protein có tên HBD4 (viết tắt của huma beta defensi) được cấy vào da có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhiều hơn so với các tế bào da bình thường. Các nhà khoa học tin tưởng rằng, đây là phương pháp thay thế hiệu quả cho việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân bỏng và kiểm soát lây nhiễm. ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN NHẬN...

Muốn chữa khỏi bệnh vảy nến và á sừng thì phải làm thế nào?

Vảy nến và á sừng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Em hãy cùng AloBacsi tìm hiểu một chút về 2 bệnh này, em nhé! Vảy nến biểu hiện trên da là các mảng đỏ khi đè lên thì màu đỏ này biến mất, có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh và đóng vảy trắng đục, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (gọi là vảy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, khá đồng đều, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm (gọi là vảy nến giọt), nếu bệnh nặng sẽ lan rộng toàn thân (gọi là vảy nến toàn thân). Khi cào, gãi thì vảy bị rớt ra một cách dễ dàng giống như sáp đèn cầy nên có tên gọi là vảy nến. Các thương tổn này phân bổ một cách đối xứng...

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ?

Tuổi nào cũng có nguy cơ mắc dị ứng, nhưng riêng trẻ nhỏ thì dễ bị dị ứng từ đường tiêu hóa do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh. Hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt nên mẹ cần giúp bé làm quen dần với bụi bặm cuộc đời. Ảnh: Hồng Thái   Mẫn cán quá mức   Dị ứng là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân “lạ” từ bên ngoài - thường được gọi là kháng nguyên. Bình thường trong cơ thể luôn có các thành phần bảo vệ gọi là kháng thể.   Khi có kháng nguyên xâm nhập, lập tức các kháng thể sẽ chống lại ngay để bảo vệ cơ thể. Sự phản ứng quá mức giữa kháng nguyên và...
Page 1 of 7012345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons