Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng ngoài da

Dù chưa biết bản thân bé có bị ảnh hưởng di truyền hay không, phụ huynh cần chọn cách chăm sóc da cho bé phù hợp.

Chị Minh Trang (Quận Tân Phú, TPHCM) có con trai 11 tháng tuổi, nặng 10,5 kg; cao 74 cm và sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, mỗi khi bé bị muỗi cắn thì gãi rất nhiều vì ngứa hoặc thỉnh thoảng tự nhiên trên chân bé nổi lên mẩn đỏ gây ngứa.
 
Do bản thân có gốc phong nên chị luôn lo lắng không biết bé bị như vậy có phải do ảnh hưởng từ mẹ hay không?
 
Chị chia sẻ: “Không biết có loại thuốc bôi nào giúp bé hết ngứa? Nếu dùng thuốc đó lâu dài có ảnh hưởng đến da của bé hay không?".
 
ThS.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên Bộ môn Da Liễu, Đại học Y dược TPHCM phân tích: Các chất tiết từ vết đốt côn trùng là một trong những tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) trong vô số các dị nguyên tồn tại trong môi trường. Người có “gốc phong” dễ bị nổi mẩn đỏ rất ngứa khi tiếp xúc với dị nguyên.
 
Do đó, dù chưa biết bản thân trẻ có bị ảnh hưởng di truyền hay không, phụ huynh cần chọn cách chăm sóc bé như sau:
 
Ảnh minh họa
 
1. Giữ cho môi trường xung quanh bé không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; đồng thời cũng giữ cho môi trường không quá khô, chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh thì nên để thêm một thau nước lớn nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng.
2. Tránh để bé đổ mồ hôi ẩm ướt.
3. Tránh dùng các thuốc bôi hoặc quần áo gây bít tắc hay gây kích thích như bôi dầu, thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, hoặc mặc quần áo bằng chất liệu len, nỉ, sợi tổng hợp.
4. Không dùng xà phòng giặt đồ hoặc xà phòng tắm có chứa chất tẩy rửa cho bé, chỉ nên dùng các loại sữa tắm không chứa xà phòng như Cetaphil, Saforell, Physiogel…
5. Vệ sinh phòng sạch sẽ hằng ngày, không nuôi thú hoặc để hoa tươi trong nhà.
6. Giữ cho da bé luôn được ẩm mịn bằng cách bôi các chất giữ ẩm mỗi ngày hai lần, đặc biệt vừa sau khi tắm bé.
7. Không cho bé ăn các thức ăn “dễ dị ứng” như trứng, đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển…
8. Khi da bị tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu như Milian, Eosin…
9. Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa Corticosteroids nhẹ trong thời gian ngắn (khoảng 7 – 10 ngày) thành từng đợt hoặc bôi tacrolimus.
10. Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons